kế hoạch Digital Marketing

Sự khác biệt giữa một Digital Marketer nghiệp dư và chuyên nghiệp nằm ở bản kế hoạch Digital Marketing. Nó thể hiện tầm nhìn và sự hiệu biết của người lí đó với thị trường và sản phẩm để giúp đạt được các mục tiêu Marketing một cách nhanh nhất và tiết kiệm nhất.

Quy trình lập kế hoạch Digital Markreting chuẩn thế giới theo mô hình R-STP-MM-I-C. Bao gồm các bước : Research – Segmentation, Targeting, Positioning – Marketing Mix – Implementation – Control. Người Việt mình thường hay biến tấu để câu có thêm nghĩa và dễ nhớ hơn. Và nếu bạn cảm thấy khó nhớ thì có thể học theo cái này: Rồi Sẽ Tự Phải Mày Mò Ít Chút.

Trong đó:

Tóm tắt nội dung

R – Research (Nghiên Cứu)

Việc nghiên cứu trước khi lập một kế hoạch Digital Marketing là cực kì quan trọng cũng giống như khi bạn đi đánh trận vậy. Và câu nói biết người biết ta trăm trận trăm thắng khá đúng trong trường hợp này. Nếu doanh nghiệp của bạn lớn thì có thể áp dung cho các kênh Marketing truyền thông

Nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ

Bạn có hiểu sản phẩm của mình không? Nếu bạn chỉ biết tính chất, đặc điểm kỹ thuật, hay chức năng của sản phẩm thì như thế là chưa đủ. Trong thời đại thị trường có xu hướng bão hòa, người tiêu dùng có hàng trăm sự lựa chọn sản phẩm vậy bạn sẽ làm gì để trở nên nổi bật và khiến khách hàng chọn mình.

Hãy hiểu sản phẩm theo nhiều khía cạnh khác nhau để tạo ra sự khác biệt so với đối thủ và khiến người tiêu dùng ấn tượng vì điều đó.

Nghiên cứu khách hàng

Hình ảnh tổng quan của các khách hàng sẽ được phản ánh qua các đặc điểm như nhân khẩu học, hành vi, độ tuổi, giới tính, sở thích,…)

Việc biết được những đặc điểm này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tối ưu hóa được chiến dịch Marketing giúp doanh nghiệp tiết kiện ngân sách mà vẫn đạt được hiệu quả cao.

Nghiên cứu doanh nghiệp

Trước khi nhìn sang đối thủ chúng ta phải nhìn lại mình trước. Mọi sự vật sự việc đều có 2 mặt tốt và xấu, đối với mỗi doanh nghiệp cũng vậy luôn tồn tại điểm mạnh và điểm yếu.

Khi phân tích các chiến dịch Digital Marketing đang chạy và từng chạy, luôn phân tích các điểm được và chưa được để biết phát huy cái tốt và sửa chữa cái chưa tốt. Hiện nay các công cụ Digital Marketing đều cung cấp các dữ liệu liên qua đến chiến dịch, giúp người quảng cáo có thể xát sao trong quá trình quản lí hiệu quả ví dụ như Google Analytics, … . 

Nghiên cứu đối thủ

Việc phân tích được điểm mạng hay điểm yếu của đối thủ sẽ giúp chúng ta tránh được những sai lầm và học được những cái hay cái hiệu quả để từ đó chúng ta sẽ làm tốt hơn, khác biệt hơn.

Bạn chỉ nên dành thời gian để nghiên cứu đối thủ sau khi bạn đã hoàn thành các nghiên cứu khác vì mỗi doanh nghiệp mỗi khách không nên quá sa đà nếu không bạn sẽ không thoát được cái bóng của họ.

STP – Segmentation, Targeting, Positioning (Phân khúc, Đối tượng, Định vị)

Segmentation – Phân khúc khách hàng

Sau khi đã nghiên cứu xong bước R (Research), lúc này bạn đã có một cái nhìn toàn cảnh về thị trường. Công việc làm lúc này là bạn phải phân chia nó ra thành các phân khúc (Segmentation) nhỏ hơn để từ đó có các chiến lược Digital Marketing riêng phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Bạn có thể dựa vào 4 yếu tố sau để xác định các phân khúc khách hàng:

    • Geographic (Địa lý): Khu vực, thành phố, quốc gia, …
    • Demographic (Nhân khẩu học): Độ tuổi, giới tính, công việc, nhóm xã hội, …
    • Behavioural (Hành vi): Khách hàng thường sử dụng hình thức nào, thiết bị gì, hành vi mua hàng từ đâu mạng xã hội hay công cụ tìm kiếm,…
    • Psychographic (Sở thích): Những gì mà khách hàng thích, ham muốn, yêu mến hay động cơ,…

Lựa chọn khách hàng mục tiêu

Từ những phân chia ở trên, ban nên xem xét đâu là phân khúc chủ lực của sản phẩm, dịch vụ, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp để từ đó lựa chọn ra một thị trường để hướng tới. Đều này giúp bạn tập trung được nguồn lực để phục vụ khách hàng một cách hiệu quả nhất.

Định vị

Doanh nghiệp muốn xây dựng hình ảnh gì trong nhận thức của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu để tạo nên sự khác biệt so với đối thủ.

 

MM – Marketing Mix

Các chiến lược trong Marketing Mix hay còn gọi là 4Ps gồm có:

Chiến lược về sản phẩm (Product)

Một khi đã hiểu được khách hàng và thị trường thì từ đó bạn sẽ khám phá ra các nhu cầu của khách hàng từ đó cung cấp các sản phẩm tương ứng với mỗi nhu cầu và mong muốn đó.

Một số yếu tố doanh nghiệp có thể thay đổi được đối với sản phâm như Chất lượng, thiết kế, tính năng, nhãn hiệu, bao bì, dịch vụ đi kèm.

Starbuck là một ví dụ điển hình cho chiến lược này. Họ cung cấp 4 loại tiêu chí cho sản phẩm để đáp ứng cho các nhu cầu khác nhau của khách hàng:

Dựa trên loại hạt cà phê: cà phê nguyên hạt, cà phê rang xay

Dựa trên độ rang: cà phê rang sơ (blonde), cà phê rang vừa (medium), cà phê rang kỹ (dark)

Dựa trên độ caffeine: cà phê thường (chứa caffeine), và cà phê decaf (đã được loại bỏ caffeine)

Dựa trên mùi vị: cà phê có vị và cà phê không có vị

Ngoài ra, Starbuck còn cung cấp các sản phẩm khác ngoài caphe để phục vụ nhóm người không uống được caphe nhưng thích được trải nghiệm không gian của Starbuck.

Chiến lược về giá (Price)

Các yếu tố nên cân nhắc khi xây dựng chiến lược về giá cho doanh nghiệp:

Định giá sản phẩm và dịch vụ

Đây là lúc cân đo đong đếm để giá sản phẩm của bạn vừa mang lại lợi nhuận vừa phù hợp với túi tiền của khách hàng,

Chiến lược giá

Bên cạnh việc định giá, người bán còn phải dựa vào tình hình thực tế của thị trường và hoàn cảnh của doanh nghiệp để điều chỉnh mức giá sản phẩm, dịch vụ hợp lí.

Một ví dụ giúp bạn hình dùng chiến lược giá như thế nào

Bạn bán một sản phẩm về mỹ phẩm, chiến lược giá sẽ là giá cao hơn trung bình tạo cảm giác chất lượng tốt nhưng có thể sức mua sẽ không lớn. Sau đó, bạn đợi đến ngày Black Friday sẽ giảm giá sốc 30% để tạo ấn tượng với nhiều người giúp tăng nhận diện thương hiệu. Qua ngày này, bạn sẽ tiếp tục giảm ở mức 10-15%.

Sẽ có 2 tâm lý xảy ra, khách hàng sẽ tranh thủ mua khi bạn còn đang giảm giá, thứ 2 là khách hàng sẽ bị thu hút bởi giá khi giảm của bạn trong khi giá của thị trường và giá giảm của bạn như nhau và nếu như dịch vụ đi kèm tốt nữa thì càng tuyệt vời hơn.

Phương thức thanh toán

Yếu tố này thường bị các nhà cung cấp không để ý đến  nhưng lại có sự ảnh hưởng rât lớn đến trải nghiệm người dùng. Vì vậy, bạn nên tối ưu bước này để giúp khách hàng có một trải nghiêm thanh toán một cách nhanh nhất và thoải mái nhất.

    • Phương thức thanh toán trả ngay
    • Phương thức thanh toán trả chậm (trả góp)
    • Phương thức thanh toán bằng tiền mặt
    • Phương thức thanh toán chuyển khoản
    • Phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng (Mastercard, Visa…càng nhiều loại thẻ càng tốt)

Chiến lược về phân phối (Place)

Việc phân phối sản phẩm dịch vụ trên kênh Digital Marketing cũng giống như Marketing truyền thống, các sản phẩm sẽ được trưng bày trên các cửa hàng ảo như Facebook, Website, trang thương mại điện tử. Người bán phải làm thế nào đê khách hàng có thể thấy được sản phẩm/dịch vụ của mình một cách nhanh nhất. Và tối ưu khâu vận chuyển để rút ngắn thời gian mua hàng của khách hàng.

Hiểu được hành vi, thói quen mua hàng của khách hàng trên kênh nào giúp bạn tiết kiệm chi phí mà vẫn tiếp cận được phần lớn nhu cầu.

Chiến lược chiêu thị (Promotion)

Bước cuối cùng trong Marketing Mix sau khi bạn đã lựa chọn được sản phẩm, giá cả, nơi bán thì làm sao để mọi người biết đến sản phẩm và dịch vụ mà mình cung cấp sẽ nằm trong chiến lược chiêu thị. Trong thời đại 4.0, Digital Marketing đang làm rất tốt chiến lược chiêu thị của các thương hiệu bởi tính phổ biến và dễ tiếp cận của nó đến người dùng.

Lựa chọn các kênh Digital Marketing để thực hiện chiến dịch

Với từng mục tiêu khác nhau trong phần Promotion, Doanh nghiệp có thể áp dụng từng công cụ để thực hiện một cách hiệu quả

    • SEO (Search Engine Marketing): Landing Page (Sale Page, Lead Generation Page thu thập thông tin , Click-Through
    • Page trung gian chuyển đổi), Website, PR, Review, …
    • Quảng cáo Google (Google Adwords): Sale Page, PR, …
    • Social Media Marketing: Facebook Marketing, Blog Marketing, Chatbot,…
    • Email Marketing: Khuyễn mãi, giảm giá, Tri ân, …
    • Mobile Marketing: SMS, …

Tìm hiểu các công cụ Digital Marketing mới nhất tại đây: https://hocvienmoa.edu.vn/digital-marketing-gom-nhung-gi/

 

Implemetation (Thực thi)

KPI (Hiệu quả mong muốn thu được sau chiến dịch)

Một ưu điểm của Digital Marketing so với Marketing truyền thống đó là dữ liệu.  Phần lớn hoạt động quảng cáo trên các công cụ như Facebook hay Google đều được lưu lại theo thời gian dưới dạng data qua đó người quản lí có thể đo lường được sự hiệu quả của một chiến dịch.

Các bạn nên tim hiểu các chỉ số thông dụng như Chỉ số Click, Impression, CTR, CPC, Conversions, CR, CPA để dễ dàng quản lí và đưa ra các chiến lược phù hợp với nguồn lực hiện có.

Ngân sách

Khi chuẩn bị cho bước thực thi, bạn phải lên kế hoạch chi tiêu chi tiết và chu đáo cho từng hoạt động Digital Marketing cụ thể tránh lãng phí tài nguyên vào việc không cần thiết để dành cho những mục quan trọng hơn.

Bạn nên phân chia ngân sách theo theo từng ngày, cho từng công cụ và KPI mong muốn đã được xác định ở các bước trên. Một điều cần lưu ý, ngân sách chi tiêu cho chiến dịch phải phù hợp với khả năng của bạn và thời gian triển khai chiến dịch.

Control

Xuyên suốt quá trình triển khai chiến dịch Digital Marketing, không phải chiến dịch nào cũng đi theo kế hoạch được vạch ra cho nên bạn luôn phải tiến hành các hoạt động đo lường, kiểm tra các công cụ, hoạt động quảng cáo bằng các chỉ số đã liệt kê ở trên để từ đó phát hiện ra hoạt động nào là hiệu quả, hoạt động nào không để có sự hiệu chỉnh cho phù hợp nhằm đạt được hiệu quả mà bạn đề ra bạn đầu.

Để tiến hành hoạt động này, bạn cần thực hiện các công việc sau:

    • Khảo sát độ tương tác của khách hàng với bài quảng cáo
    • Theo dõi doanh số bán hàng, số lượng khách hàng mới, traffic website hay tỉ lệ quay lại
    • Lợi nhuận thu được trên mỗi hoạt động marketing

Mô hình ở trên có thể áp dụng cho mọi chiến dịch Digital Marketing từ doanh nghiệp lớn cho đến doanh nghiệp nhỏ. Một số người mới sẽ thấy nó hơi rắc rối nhưng nếu như đã từng chạy các quảng cáo Digital Marketing bạn sẽ thấy các yếu tố ở trên đều đóng một vai trò nhất định trong quá trình này. Bạn nên nhớ rằng bạn càng làm chi tiết bao nhiêu thì tỉ lệ thành công của chiến dịch Digital Marketing càng lớn bấy nhiêu.

Chúc các bạn thành công,