Xây dựng chiến lược Digital Marketing một cách kĩ càng thì sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạch định được các mục tiêu đúng đắn trong tương lai. Nhiều người nghĩ rằng để làm một chiến lược Digital Marketing bài bản đỏi hỏi trình độ cao của các cấp quản lý và những tập đoàn lớn mới cần xây dựng những chiến lược như vậy.
Bạn đã đúng một nửa, đúng là bạn phải có một trình độ nhất định về các kiến thức Marketing (tìm hiểu các kiến thức Digital Marketing) và hiểu biết tổng quan về các kênh Digital Marketing thì mới có thể tạo ra một chiến lược Digital Marketing hiệu quả mang lại thành công trong kinh doanh.
Nhưng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng không nên lơ là việc xây dựng chiến lược Marketing cho mình, rất nhiều công ty ở việt Nam không làm hoặc không coi trọng việc đầu tư chiến lược Digital Marketing bài bản. Hậu quả là doanh thu bán hàng không ổn định và khó phát triển mạnh.
Chiến lược Digital Marketing là một kế hoạch ở cấp độ cao được xây dựng ở hiện tại nhằm tạo ra một bức tranh mục tiêu trong tương lai mà công ty muốn đạt đến. Sau đây sẽ là các bước để tạo nên một chiến lược Digital Marketing có chiều sâu và hiệu quả cao.
Tóm tắt nội dung
I. Các Yếu Tố Cấu Thành Một Chiến Lược Tốt
Để tạo ra một chiến lược Digital Marketing thì người quản lý có cả ngàn hướng để lựa chọn kênh Digital và đặt mục tiêu nhưng không phải ai cũng biết một chiến lược Digital Marketing tốt cần những yếu tố nào. Những yếu tố cựu kì cần thiết mà bất cứ một người quản lý nào cũng nên biết
1. Mục Tiêu Rõ Ràng
Bạn có đồng ý với tôi rằng làm bất cứ cái gì không riêng gì xây dựng chiến lược Digital Marketing cần có một mục đích hay mục tiêu rõ ràng để khiến cho chiến lược trở nên đúng đắn và kế hoạch không bị lạc lối.
Để set một mục tiêu cho Digital Marketing không khó mà khó là ở chỗ làm sao để nó một mục tiêu rõ ràng và phù hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp.
Áp dụng các tiêu chí S.M.A.R.T để tạo mục tiêu cho chiến dịch Digital Marketing
a. Specific: Đơn Giản, Cụ Thể, Dễ Hiểu
Hãy thử cố gắng trả lời một số câu hỏi 5W sau để tìm ra mục tiêu tốt nhất:
- What: Bạn muốn hoàn thành cái gì?
- Why: Tại sao nó lại quan trọng?
- Who: Ai sẽ trực tiếp thực thi?
- Where: Nó sẽ được thực thi ở đâu?
- Which: Những kênh nào, nguồn nào, sản phẩm nào sẽ tham gia vào quá trình?
b. Measurable: Có Ý Nghĩa, Đo Lường Được.
- Mỗi công cụ cần đạt chỉ số gì?
- Các chỉ số có ý nghĩa gì?
- Làm sao để biết nó đang hiệu quả?
- Dùng các chỉ số gì để đanh giá KPI?
c. Achievable: Có phù hợp với năng lực hiện tại hay không
- Mục tiêu có phù hợp với năng lực của nhân viên không?
- Năng lực tài chính có đáp ứng được yêu cầu của chiến lược không?
- Các phòng ban có đồng ý với mục tiêu chiến lược đề ra hay không?
d. Relevant: Thực tế với tình hình của doanh nghiệp, phù hợp với chiến lược Marketing tổng thể
- Mục tiêu có đáng giá với sự hi sinh về nhân lực, tiền bạc, thời gian?
- Mục tiêu có phải là thứ doanh nghiệp cần?
- Mình có dùng đúng người cho công việc này?
- Chiến lược Digital Marketing có hỗ trợ cho chiến lược Marketing tổng thể không?
e. Time bound: Thời gian của chiến dịch
- Thời gian chiển khai có đủ không?
- Khi nào thì bắt đầu
- Khi nào kết thúc
- Mình sẽ đạt được gì sau 4 tuần, 3 tháng?
2. Chiến Lược Đa Kênh
Sử dụng đa kênh không có nghĩa là bạn sử dụng càng nhiều kênh càng tốt. Mỗi một kênh Digital Marketing đều có ưu nhược điểm riêng và nếu sử dụng khôn khéo bạn sẽ làm cho các kênh bổ sung cho nhau và đạt được giá trị cộng hưởng cao.
Tùy vào tình hình tài chính, nhân lực và đặc điểm của từng ngành mà lựa chọn các kênh phù hợp. Một ví dụ dễ thấy là đối với ngành Spa, hành trình khách hàng thường kéo dài từ khi tìm hiểu cho đến lúc quyết định bởi giá thành cao và ảnh hưởng trực tiếp đến sắc đẹp cho nên yếu tố tin tưởnglà then chốt.
Việc tập trung chạy các chiến dịch Facebook Ads hay Google Ads sẽ chỉ khiến bạn lãng phí tiền bạc hơn mà thôi thay vào đó bạn nên kết hợp thêm SEO Website, Content mang lại giá trị, xây dựng cộng đồng trên Facebook để tạo dần niềm tin trước khi tung các đòn quyết định như khuyễn mãi hay giảm giá để kích cầu.
3. Sự Ảnh Hưởng
Chiến lược được tạo ra là phải có sự ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của công ty bằng cách trả lời các câu hỏi như:
- Có thúc đẩy doanh thu không?
- Chiếm lĩnh thêm được bao nhiêu % thị trường hay tạo giá trị thương hiệu mới hay không?
- Có ảnh hưởng lâu dài không?
Nếu chiến lược của bạn không ảnh hưởng nhiều (tức là có cũng được mà không có cũng chẳng sao) thì bạn làm chiến lược để làm gì?
4. Sư Bền Vững
Chiến lược là một bản kế hoạch tổng thể có thời gian thực hiện lâu nếu như sứ mệnh của chiến lược dễ dàng bị thay đổi khi có những biến động không lường trước được như nhân sự, khách hàng, hệ thống công nghệ, thị trường thì nên xem xét lại mục tiêu của chiến lược để tránh rủi ro.
Ví dụ: chiến lược của bạn là nuôi dưỡng khách hàng để tạo niềm tin và bạn quyết định tạo một cộng đồng yêu thích sản phẩm của bạn trên facebook nhưng nếu như Facebook bị cấm ở Việt Nam thì bao công sức xây dựng sẽ tan thành mây khói. Cho nên xây dựng chiến lược cần có sự tính toán sự bền vũng trong tương lai.
5. Yếu tố và chỉ số
Có một ưu điểm rất lơn của Digital Marketing là bạn có thể kiểm soát chiến dịch thông qua các chỉ số KPI (nếu không biết KPI là gì thì click vào đây) được tổng hợp từ bên cung cấp dịch vụ như Facebook, Google. Một chiến lược tốt là bạn phải có các chỉ số cụ thể cho từng kênh Digital Marketing để phục vụ cho mục tiêu cuối cùng của chiến lược.
Ví dụ: Bạn ra mắt sản phẩm mới và mục tiêu chiến lược là nhân rộng nhận biết về sản phẩm mới cho các tỉnh ở miền nam. Thì giả sử bạn sẽ set KPI cho từng kênh trong thời gian 1 tháng như facebook là 10000 lượt tương tác, kênh youtube là 50000 CPM, website là 6000 traffic tự nhiên. Thay đổi các KPI cho phù hợp với độ mạnh từng kênh và khả năng của nguồn nhân lực để hoàn thành được mục tiêu chiến lược đề ra.
II. Các Bước Hình Thành Chiến Lược
1. Nghiên cứu – Research
a. Nghiên Cứu Khách Hàng
Chắc hẳn nhiều người làm trong ngành Digital Marketing khi nhắc đến nghiên cứu khách hàng các bạn thường liên tưởng đến nhân khẩu học, độ tuổi, giới tính, khu vực, sở thích giống như khi set quảng cáo Facebook. Nếu như vậy thì các bạn mới đúng một nửa nếu muốn tăng doanh số bạn phải hiểu khách hàng hơn chính họ thì mới thuyết phục được bản năng mua hàng của họ.
Một số mô hình giúp bạn phân chia khách hàng thành các phân khúc riêng biệt để dễ dàng tạo các chiến lược Digital Marketing cho riêng họ.
Mô hình Segmentation bao gồm
- Geographic (Địa lý): Tp HCM, Hà Nội, Đà Nẵng hay rộng hơn miền nam, miền bắc, Việt Nam, thành thị hay nông thôn.
- Demographic (Nhân khẩu học): Độ tuổi, giới tính, ngôn ngữ, học vấn, thu nhập, …
- Psycholography (Tâm lý học): Sở thích, cá tính, phong cách sống, nhận thức, tầng lớp xã hội, tính cách
- Behavioural (Hành vi học): Sử dụng kênh Digital Marketing nào để mua hàng/để giải trí, mua vào dịp nào, số lần sử dụng sản phẩm trong 1 ngày, 1 tháng, cách thức ra quyết định, mức độ trung thành với sản phẩm.
Mô hình 5W1H (Đây là mô hình được sử dung khá phổ biến)
Who
Khách hàng là ai? Thuộc phân khúc nào? Phân khúc có khối lượng bao nhiêu? Ai ảnh hưởng đến quyết định mua hàng đó?
What
Sản phẩm khách hàng mua là gì? Khách hàng thích giá trị lý tính gì trong sản phẩm dịch vụ?
Why
Tại sao khách hàng lại chọn mua? Lý do khách hàng không mua? Đào sâu những nguyên nhân sâu xa để thấy tìm được những sự thật ngầm (Customer Insight) ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của khách hàng mà chính họ còn không để ý tới
When
Khi nào khách hàng phát sinh nhu cầu, khách hàng sử dụng khi nào, bao nhiêu lần,…
Where
Khách hàng thường mua hàng ở đâu (trang thương mại điện tử, facbook, google, hay tại cửa hàng), Khách hàng thường tìm kiếm thông tim sản phẩm ở đâu.
How
Quá trình mua hàng của khách hàng diễn ra như thế nào? Mô phỏng hành trình mua hàng của khách hàng Customer Journey bao gồm Ấn Tượng Đầu Tiên – Tìm Hiểu – Quyết Định – Hậu Mãi. Mỗi một giai đoạn khách hàng sẽ cần được tiếp cận một cách khác nhau cho nên hiểu được khách hàng sẽ giúp bạn chuyển đổi khách hàng dễ hơn.
Ngoài ra còn một số phương pháp nghiên cứu trực tiếp với khách hàng như Phỏng vấn cá nhân chuyên sâu (In-Depth-Interview), phỏng vấn nhóm (Focus Group), phỏng vấn bảng hỏi (Survey)
b. Nghiên Cứu Doanh Nghiệp
Trước khi nghiên cứu đối thủ bạn phải chắc chắn đã nắm rõ hiện trạng truyền thông hiện có của mình. Việc nắm rõ điểm mạnh điểm yếu của các hoạt động Digital Marketing hay nhân sự sẽ khiến bạn xây dựng được một chiến lược hiệu quả hơn cho từng kênh từng bộ phận. Bạn nên tìm hiểu các thông tin sau đây để nẵm rõ tình hình hiện trạng Marketing của doanh nghiệp
- Thứ nhất các chiến lược Digital Marketing có liên quan và hỗ trợ cho chiến lược Marketing tổng thể của doanh nghiệp không? Nếu có thì đang ở giai đoạn nào và làm được những gì? Có cần bổ sung và thay đổi gì không (Điểm Yếu)?
- Thứ hai các kênh chuyền thông sở hữu (Owned Media) như website, fanpage Facebook, Youtube channel, Blog, Facebook Group, … đang ở tình trạng như thế nào? Đây đều là những tài sản của doanh nghiệp và là nền tảng để các quảng cáo trả phí (Paid Media) hướng tới cho nên phải chú ý thiết kế giao diện và nội dung tối ưu người dùng (User Interface) và trải nghiệm người dùng (User Experience)
- Thứ ba các kênh truyền thông trả phí (Paid Media) như Facebook Ads, Google Adwords, Youtube Ads, … đang ở tình trạng nào? Có hiệu quả không? Cần bổ sung hay nâng cấp gì không?
- Thứ tư đội ngũ nhân viên có hoạt động đúng với hiệu quả chiến lược đề ra? cần phải đào tạo hay nâng kỹ năng thêm nữa không? có vấn đề gì cần phải giải quyết hay không?
Việc trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình cũng đã giúp Marketing nói riêng và doanh nghiệp nói chung mạnh hơn rất nhiều rồi.
c. Nghiên Cứu Đối Thủ
Đây là bước cuối cùng trong phần nghiên cứu. Tại sao lại như vậy? Rất nhiều người lại làm ngược lại nghiên cứu đối thủ trước để tìm gợi ý nhưng điều đó vô tình khiến cho các ý tưởng sáng tạo bị gò bó, đi theo lối mòn đã có sẵn.
Cho nên hãy chỉ nghiên cứu đối thủ để biết bạn không trùng ý tưởng để tạo nên sự khác biệt, nổi bật giữa hàng tá quảng cáo ngoài kia. Học hỏi những cái hay ho từ đối thủ và tránh đi vào vết xe đổ của họ.
2. Target – Mục Tiêu Truyền Thông
Bạn nên chia mục tiêu truyền thông theo 2 hướng: Truyền thông hỗ trợ xây dựng thương hiệu và truyền thông hỗ trợ hoạt động bán hàng. Tùy theo chiến lược lúc đó của công ty là nuôi dưỡng hay săn bắn mà lựa chọn mục tiêu truyền thông cho phù hợp, Tương ứng với 2 dạng mục tiêu này bạn sẽ có cách xác định bộ tiêu chí S.M.A.R.T khác nhau.
3. Audience – Lựa Chọn Công Chúng Cục Tiêu
Sau khi đã nghiên cứu khách hàng và chia nhỏ thành các phân khúc khách hàng rõ ràng thì tiếp theo người lập kế hoạch phải lựa chọn các khách hàng mục tiêu để có những chiến lược tối ưu cho từng đối tượng khách hàng.
Việc lựa chọn công chúng mục tiêu càn phải được cân nhắc kỹ lưỡng bởi việc xác định đâu là những nhóm công chúng mục tiêu sẽ định hướng xây dựng thông điệp. lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp.
4. Sáng Tạo Ý Tưởng Truyền Thông
Đây là một bước không thể thiếu trong bất kì một chiến lược Digital Marketing nào. Đây có thể là định hướng nội dung cho tất cả các hoạt động, chiến thuật của từng kênh Digital Marketing. Việc tạo ra được một ý tưởng (Big Idea) tốt sẽ khiến chiến dịch Digital Marketing vận hành trơn tru hơn bởi mỗi phòng ban và hoạt động Digital Marketing biết sẽ phục vụ cho 1 ý tưởng duy nhất.
Quy trình đi tìm ý tưởng cho 1 chiến dịch Digital Marketing:
Bước 1: Brainstorm
Bạn hãy tập hợp đội ngũ làm Marketing, Content hay bất cứ ai có khả năng đưa ra ý tưởng cho dù họ làm trong bộ phận sản xuất hoặc bán hàng bởi họ sẽ có những cách nhìn khác về một vấn đề. Cùng nhau suy nghĩ ý tưởng để cho dù nó điên rồ thế nào?
Bước 2: Sàn lọc
Sau khi đã có rất nhiều ý tưởng bây giờ sẽ bước qua việc sàn lọc ý tưởng để tìm ra cái tốt nhất. Kiểm đinh lại ý tưởng dựa trên nguyên lý của mô hình Stimulus – Response.
Các xây dựng chiến dịch Digital Marketing một cách hiệu quả tại khóa học https://hocvienmoa.edu.vn/digital-marketing/
Tham khảo thêm khóa học về digital marketing tại MOA Việt Nam: https://moavn.com/khoa-hoc-digital-marketing